Cây tế tân là loại dược thảo được sử dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền. Cây thuốc này có nhiều công dụng như trị ho, đau răng, thương hàn, phong thấp, đau khớp,…
- Đặc điểm chung của cây tế tân
Cây thuốc tế tân còn được gọi bằng những cái tên khác như tiểu tân, độc diệp thảo, kim bồn thảo, thiểu tân,… Tên khoa học của cây là Asarum sieboldii, thuộc họ mộc hương (Aristolochiaceae).
Cây tế tân có rễ mảnh, mọc gần các mấu, đường kính khoảng 1mm, chiều dài khoảng 10 – 20 cm. Mặt ngoài rễ tế tân có màu vàng xám, nhẵn, có những vết nhăn dọc. Cây có 2 – 3 lá mọc ở gốc, cuống dài, mặt nhẵn, lá hình tim hoặc hình thận, đầu lá nhọn và gốc lá hình tim, dài khoảng 4 – 10cm. Hoa tế tân phần nhiều nhăn lại, có màu tía thẫm, hình chuông. Quả nang, có hình cầu, mùi thơm và vị cay.
- Tác dụng của cây tế tân
Theo Y Học Hiện Đại, thành phần hóa học của cây tế tân chủ yếu là: Pinen, hợp chất phenola, axit hữu cơ, nhựa, myristicin, myrcen, metyl – eugenola,… Thực nghiệm trên động vật cho thấy thuốc có tác dụng hạ nhiệt, kháng khuẩn và giảm đau (tác dụng gây tê tại chỗ).
Theo Y Học Cổ Truyền, cây thuốc tế tân có vị cay, tính ấm, công dụng khu phong, tán hàn, giảm đau, thông khiếu, ôn phế và hóa đàm ẩm. Liều dùng tế tân là khoảng 2 – 4g/lần.
- Bài thuốc trị đau khớp từ cây tế tân
Trị đau khớp do phong hàn thấp ngưng trệ: Dùng bài thuốc “độc hoạt tang ký sinh thang” gồm các vị: 8g độc hoạt + 12g tang ký sinh + 12g tần giao + 8g phòng phong + 4g tế tân + 12g đương quy + 12g bạch thược + 6g xuyên khung + 12g sinh địa + 12g đỗ trọng + 8g ngưu tất + 4g nhân sâm + 12g phục linh + 4g nhục quế + 4g cam thảo, đem sắc uống;