Cao khô Phòng Phong - Cường Cốt Vương - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cao khô Phòng Phong

Cây thuốc phòng phong hay còn được gọi là hồi thảo, sơn hoa trà, bỉnh phong và tên khoa học của nó là Ledebouriella seseloides wolff, với họ hoa tán có danh pháp khoa học là Apiaceae. Cây phòng phong được phân thành nhiều nhóm khác nhau như thiên phòng phong, xuyên phòng phong, trúc diệp phòng phong. Trong đó đặc điểm của từng loại cây như sau:

  • Xuyên phòng phong là một cây sống lâu năm có chiều cao có thể lên tới 1 mét. Khoảng cách từ lá xuống mặt đất vào khoảng 10-15 cm. Lá xuyên phòng phong là lá kép có hình xẻ lông chim. Hoa được mọc thành cụm và có màu trắng. Quả phòng phong kép bao gồm có phần quả và có hình dạng trứng dẹp, đồng thời không có lông bao phủ.
  • Thiên phòng phong cũng là một loại cây sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 0,3-0,8 mét. Lá thiên phòng phong mọc cách, cuống lá thường dài và ở phía dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân. Lá kép 2-3 nhánh, có hình dạng xẻ lông chim và giống với lá cây ngải cứu.
  • Hoa phòng phong tự có hình tán kép, với mỗi tán kép lại có từ 5-7 tán nhỏ, các cuống của tán nhỏ thường không đều nhau. Ở mỗi tán nhỏ của hoa phòng phong có khoảng 4-9 hoa nhỏ màu trắng. Quả phòng phong thường là quả kép và hai quả dính vào nhau giống như hình chuông. Trên lưng quả có sống chạy dọc và có ống tinh dầu ở giữa sống.

Trúc diệp phòng phong còn có tên gọi là vân phòng phong và cũng là một loại cây sống lâu năm. Tuy nhiên chiều cao trung bình của trúc diệp phòng phong thường thấp hơn thiên phòng phong và chỉ cao từ 0,3-0,5 mét. Lá kép có từ 2-3 lần có hình xẻ lông chim, phiến là chét giống lá trẻ, dài khoảng 7-10 cm và rộng 2-4 cm mép nguyên không có răng cưa. Hoa tự có hình tán kép có màu trắng bao gồm 5- 8 tán nhỏ, mỗi tán có từ 10-20 hoa nhỏ có cuống không đều nhau. Quả phòng phong hình trứng và có màu nâu tái, sống chạy dọc trên lưng và giữa sống quả có 3 ống tinh dầu.

Cây phòng phong có tác dụng gì?

  • Tác dụng kháng khuẩn: nước được sắc từ cây phòng phong có khả năng gây ức chế một số virus cúm cũng như một số loại vi khuẩn gây bệnh khác như Pseudomomas aeruginosa, staphylococus và shigella.
  • Tác dụng giảm đau: theo trung dược học có ghi chép lại, khi tiêm hoặc uống nước sắc từ phòng phong có tác dụng nâng cao ngưỡng chịu đau của chuột.
  • Tác dụng điều hòa nhiệt độ: nước được sắc từ cây phòng phong có tác dụng thoái nhiệt.
  • Loại trừ độc tính của phụ tử
  • Chủ đầu phong, đau nhức xương khớp, chóng mặt, sợ gió, đau đầu, phiền, phong hành khắp toàn thân có dùng nước sắc phòng phong sẽ giúp cơ thể nhẹ nhàng.
  • Hành kinh lạc, thư cân mạch, thông quan tiết, làm giảm đau mắt đỏ, lậu hạ, mồ hôi tự ra, trục thấp dâm, hoạt chi tiết, chỉ thống, mồ hôi trộm, chảy nước mắt sống, băng trung.
  • Chủ trị 36 chứng phong, thông lợi ngũ tạng, ích thần, tâm phiền, thất thương, năng an thần, quân bình khí mạch, bổ trung, mắt sưng đau do phong, mồ hôi trộm, ngũ lao, định chí, cơ thể nặng nề.
  • Trừ phong thấp, giải biểu và khu phong
  • Trị ngoại cảm phong hàn và phong nhiệt

Thắng thấp, khu phong, phát hãn và giải biểu