Cao khô Đương Quy - Cường Cốt Vương - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cao khô Đương Quy

Đương quy là một trong những vị thuốc dân tộc có tác dụng dược lý đa dạng nhất, được ứng dụng để chữa trị nhiều chứng bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp, thiếu máu, suy nhược cơ thể, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ,…

1. ĐƯƠNG QUY LÀ GÌ?

Đương quy là loài cây thân thảo lớn, sống lâu năm với chiều cao cây từ 40-80cm, thân cây hình trụ, màu tím, có rãnh dọc. Lá mọc so le, sẻ lông chim 3 lần, hình mác dài, gốc lá phát triển thành bẹ to, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ màu xanh trắng, mọc thành chùm ở ngọn cây, gồm 12-40 hoa. Quả đương quy dẹt và có màu tím nhạt.

 

2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Rễ cây đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm 0,2-0,42%, đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng dược lý của đương quy.

Ngoài ra, cây thuốc đương quy còn có rất nhiều thành phần hóa học quý như: các acid hữu cơ, coumarin, polyacetylen, polysachrid, acid amin, sterol, brefeldin, vitamin B1, B12, E và một số nguyên tố vi lượng khác như nhôm, đồng, kẽm, canxi, crom, magie,…

3. Công dụng đương quy theo đông y

Là vị thuốc hàng đầu trong các bài thuốc hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, thông kinh, nhuận tràng, tiêu sưng, dưỡng gân.

Chủ trị chứng kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, tắc kinh. Các bệnh thai tiền sản hậu, tê mỏi chân tay, đau nhức xương khớp, mụn nhọt.

4. Theo Y học hiện đại:

Đương quy có tác dụng chống viêm, tăng miễn dịch cho cơ thể, lợi tiểu, kháng khuẩn.

Các tác dụng khác: giảm đau, an thần, tăng lưu lượng máu, chống hình thành cục máu đông, làm giãn cơ trơn phế quản, ngăn ngừa glycogen trong gan giảm thấp…

5. Bài thuốc chữa viêm quanh khớp vai, đau nhức cánh tay

12g đương quy, 10g ngưu tất, 8g nghệ, sắc tất cả thuốc với 500ml nước đến khi còn một nửa lượng nước, ngày uống 2 – 3 lần. Liều lượng 1 thang/ngày. Cần kết hợp với các bài tập vận động, co duỗi cánh tay để nhanh chóng giảm đau nhức.