Thoái hóa cột sống thắt lưng & những điều bạn cần biết - Cường Cốt Vương - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thoái hóa cột sống thắt lưng & những điều bạn cần biết

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp mạn tính có xu hướng tiến triển tăng dần một cách thầm lặng, gây đau và hạn chế vận động dẫn đến biến dạng cột sống. Tổn thương cơ bản của thoái hóa cột sống thắt lưng là thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống ảnh hưởng đến phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.

Tìm hiểu về thoái hóa cột sống thắt lưng là gì sẽ giúp mọi người có biện pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh sớm ngay từ hôm nay để hạn chế tối đa những di chứng và tổn thất do bệnh gây ra.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Thoái hóa cột sống thắt lưng là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể, thường xảy ra ở đốt sống thắt lưng, L4-L5, L5-S1 đặc biệt là đốt sống L5 vì đây là vị trí chịu nhiều áp lực lớn.

Thoái hóa cột sống thắt lưng được coi là bệnh lý mạn tính vì nó có thể hình thành trong vài năm, tiến triển chậm theo thời gian và tăng dần về cấp độ, gây đau và hạn chế phạm vi hoạt động.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó phải kể đến nhiều nhất là do:

Yếu tố tuổi tác: Tuổi càng cao thì các chức năng và cấu trúc của xương khớp dần bị suy giảm. Các tế bào sụn khớp mất dần khả năng đàn hồi và tính chịu lực. Đặc trưng công việc: Những người thường xuyên mang vác nặng trên lưng, ngồi lâu một chỗ, ít vận động khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh và mạnh hơn, khởi phát tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng.

Hoạt động sai tư thế: Làm việc, vận động, chơi thể thao, di chuyển hoặc nằm ngủ không đúng tư thế sẽ gây ra áp lực lên vùng cột sống thắt lưng.

Các bệnh lý về xương khớp: Thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống thắt lưng, chấn thương cột sống… không được điều trị dứt điểm chính là nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa cột sống thắt lưng.

Chế độ dinh dưỡng không cân đối: việc ăn uống không đủ chất hoặc bị rối loạn chức năng trao đổi chất trong cơ thể sẽ khiến cơ thể bị thiếu các vi chất cần thiết như kẽm, magie, phốt pho, sắt, canxi… làm giảm mật độ xương, tăng nguy cơ loãng xương gây thoái hóa.

Các yếu tố khác: Di truyền, dị tật bẩm sinh, cong vẹo cột sống, thừa cân béo phì, di chứng sau phẫu thuật, chấn thương… cũng là những nguyên nhân trực tiếp gây thoái hóa cột sống thắt lưng ở nhiều người.

Khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh sẽ có các triệu chứng:

  • Đau cột sống khu trú, đau âm (đau tăng khi vận động, và giảm đau khi nghỉ ngơi).
  • Cứng cột sống vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ thấy những biểu hiện khác như:

  • Đau liên tục kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm.
  • Phát ra tiếng kêu lục khục khi cử động thắt lưng.

Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng:

  • Gây thoát vị đĩa đệm, chèn ép rễ thần kinh, gây tê và yếu hai chi dưới
  • Biến dạng cột sống, cong vẹo, gù lưng
  • Hẹp ống sống
  • Đau thần kinh tọa

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gặp ở tất cả mọi người trong mọi độ tuổi và giới tính khác nhau. Trong đó, người trong độ tuổi trung niên trở lên là đối tượng dễ bị thoái hóa cột sống thắt lưng nhất. Tỷ lệ phụ nữ bị thoái hóa xương khớp thường cao hơn nam giới.

Bị thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì?

Một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng với các loại vitamin và khoáng chất sẽ giúp cải thiện các vấn đề về thoái hóa cột sống thắt lưng. Giúp cung cấp và nuôi dưỡng xương, cơ, đĩa đệm và các cấu trúc xương khác trên cơ thể.

Vậy, thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì? Dưới đây là danh sách những thực phẩm tốt cho hệ xương khớp, mọi người có thể tham khảo để bổ sung cho thực đơn ăn hàng ngày của mình:

1/ NHÓM THỰC PHẨM GIÀU OMEGA-3

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Omega-3 là chất có tính chống oxy hoá, giúp hạn chế sưng viêm và ngăn ngừa các bệnh viêm mạn tính. Do đó, bổ sung Omega-3 thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng và giảm sưng đau tới 29%.

Các loại cá biển (cá hồi, cà mòi, cá thu, cá trích…), hàu, dầu gan cá, các loại hạt (hạt chia, hạt óc chó, hạt lanh), đậu nành…là những thực phẩm giàu omega-3 có lợi cho sức khỏe cơ thể và hệ xương khớp.

Omega-3 là tập hợp một nhóm các acid béo quan trọng, tham gia vào quá trình nuôi dưỡng đĩa đệm cột sống, làm tăng tính linh hoạt cho khớp và thúc đẩy điều trị thoái hoá cột sống hiệu quả.

2/ NHÓM THỰC PHẨM GIÀU CANXI

Bổ sung canxi luôn là vấn đề rất quan trọng đề phòng ngừa lão hóa và thoái hóa xương khớp ở nhiều người. Bởi phần lớn những người bị mắc bệnh về xương khớp đều có liên quan trực tiếp đến vấn đề thiếu canxi gây loãng xương, giảm mật độ xương.

Canxi giúp chữa lành những tổn thương do lão hóa gây ra. Hàm lượng canxi cao trong cơ thể sẽ quyết định độ dày và bền chắc của xương. Do đó, nên bổ sung những thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, sữa chua, bông cải xanh, rau bina, đậu Hà Lan, cải xoăn, tôm cua, và các loại ngũ cốc nguyên hạt… vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ lão hóa và hạn chế thoái hóa cột sống thắt lưng tiến triển nặng thêm.

3/ RAU XANH VÀ HOA QUẢ TƯƠI

Rau củ quả là nguồn cung cấp các loại vitamin, và chất xơ cũng như chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể, giúp chống viêm và tăng khả năng tổng hợp collagen. Do đó, bổ sung các loại rau xanh và hoa quả tươi như cà chua, súp lơ, cà rốt, đu đủ, ổi, cam, chanh, bưởi…sẽ giúp làm giảm triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng, tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe.