Theo các nghiên cứu mới, rối loạn miễn dịch có thể gây viêm khớp, thoái hóa khớp. Phát hiện này mở ra hướng đi mới trong việc hỗ trợ điều trị bệnh này.
Hệ miễn dịch có thể tấn công cơ thể
Hệ miễn dịch được ví như hàng phòng thủ đặc hiệu, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các yếu tố có hại (virus, vi khuẩn…), ngăn ngừa bệnh tật. Thế nhưng, đôi khi hệ miễn dịch lại tấn công ngược cơ thể.
Theo giới chuyên môn, độc chất từ môi trường, khói thuốc lá, tuổi tác, di truyền, chấn thương… là những yếu tố nguy cơ dẫn đến sự cố này. Lúc bất thường, hệ thống miễn dịch có thể tấn công làm hại các cơ quan khỏe mạnh của cơ thể, bao gồm các khớp xương. Đây cũng là cơ chế gây viêm khớp tự miễn – một trong những bệnh khớp phổ biến nhất hiện nay.
Cụ thể, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể sẽ tăng sản xuất các cytokine như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… xâm nhập màng hoạt dịch khớp, làm suy giảm chất lượng dịch nhầy và hình thành phản ứng viêm. Từ màng hoạt dịch, phản ứng viêm tiếp tục lan rộng, tiếp cận và phá hủy sụn khớp, xương dưới sụn khiến khớp xương bị hư hại nghiêm trọng.
Thông thường, người mắc bệnh sẽ gặp đau nhức, xương khớp căng cứng và sưng tấy, khó khăn trong việc đi lại, cầm nắm hay thực hiện những công việc hàng ngày. Trường hợp nặng hơn có thể bị biến dạng khớp, teo dính khớp, giảm hoặc mất khả năng vận động.
Phương pháp hỗ trợ xương khớp chắc khỏe
Theo các phương pháp điều trị bệnh xương khớp trước đây như “xây lâu đài trên cát” vì việc tái tạo không đi đôi bảo vệ, chỉ giải quyết phần ngọn là giảm đau. Nhiều phương pháp không tác động tận gốc vào các yếu tố gây viêm, làm phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn.
“Để không mất khả năng lao động, sinh hoạt hàng ngày, khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau nhức, mọi người cần chú ý chăm sóc xương khớp thông qua chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động hợp lý và bổ sung những hoạt chất chuyên biệt để xương khớp toàn thân chắc khỏe”